Chăm sóc người cao tuổi cũng giống như chăm sóc trẻ em vậy, cần quan tâm ký càng cả về tinh thần lẫn thể chất, nhiều khi chúng ta quan tâm nhiều về mặt sức khoẻ của người cao tuổi nhưng về mặt tâm lý lại ít để tâm. Sau đâu là những lưu ý cần biết khi chăm sóc người cao tuổi, để người già có sức khoẻ và tinh thần minh mẫn, sống lâu cùng con cháu.

Lưu ý những thay đổi về cơ thể.

Do tuổi cao sức yếu, quá trính lão hoá đang dần bào mòn sức khoẻ và sự nhanh nhạy của người cao tuổi. Người già khi nói chuyện sẽ xử lý thông tin chậm hơn, các bộ phận trên cơ thể đều lão hoá nên các cụ sẽ bị nặng tai, mắt kém, đi lại chậm chạp hơn.

cham-soc-nguoi-cao-tuoi-1

Khi có công việc cần ra ngoài thì con cháu nên báo cho các cụ biết trước để các cụ có thời gian chuẩn bị, nếu không sẽ khiến các cụ hay lo lắng và tủi thân.

Lão hoá làm cho sức khoẻ giảm sút kéo theo hệ miễn dịch cũng giảm nên người già thường mắc khá nhiều bệnh lý.s Quan tâm tới sưc khoẻ và đưa các cụ đến bệnh viện khám định kì và chữa các bệnh lý có trong cơ thể.

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nên làm đồ ăn mềm cho các cụ dễ ăn, khuyến khích các cụ tập thể dục dưỡng sinh, tham gia các hoạt động tập phục hồi chức năng và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể khoẻ mạnh.

Lưu ý về tinh thần và tâm lý của người cao tuổi.

Người cao tuổi thường tiếc nuối quá khứ, hoài niệm về những niềm vui và thành công thời trẻ, những cảm giác hụt hẫng và buồn bã khiến người già sẽ cố chấp, bảo thủ và khó tính hơn. Đây là sự thay đổi về tâm lý ở người cao tuổi, do đó ngoài chăm sóc sức khoẻ còn cần quan tâm nhiều hơn về mặt tâm lý để người già được sống thoải mái và thanh nhàn.

Mong muốn được con cháu chăm sóc, để ý tới nhiều và sợ cô đơn là tình trạng rát thường gặp ở người cao tuổi. Cơ thể không còn khoẻ và lão hoá nên thể chất tâm lý có những biến đổi mạnh mẽ, có người thì chấp nhận và làm quen với tình trạng của mình, nhưng có nhiều người  lo sợ quá độ, chỉ muốn con cái lúc nào cũng ở bên cạnh. Sự cách biệt về lối sinh hoạt giữa các thế hệ khiến các cụ thấy rất cô đơn, khó chia sẻ. Những điều trên là nhân tố chính làm cho người cao tuổi hay cau có gắt gỏng, có thái độ thất vọng và lệ thuộc vào con cái.

Là con cháu cần thông cảm và cư xử khéo léo để các cụ không bị tủi thân. Cần kiên nhẫn khi nói chuyện và chăm sóc các cụ, nên nói chuyện nhiều và lắng nghe các cụ nói chuyện để các cụ không thấy buồn, tìm được niềm vui bên con cháu.

cham-soc-nguoi-cao-tuoi-2

Có thể khuyến khích các cụ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ của người cao tuổi ở địa phương và các hoạt động xã hội của người cao tuổi sẽ khiến các cụ có đời sống tinh thần phong phú hơn. Hơn nữa việc này giúp các cụ có nhiều người bạn cùng lứa thì chia sẻ các vấn đề sẽ thoải mái.

Chúng ta thường nói “người già hay lo”, đây là do kinh nghiệm sống nhiều năm cùng với sự già nua của cơ thể khiến các cụ lo âu nhiều hơn, dễ mủi lòng và tủi thân. Người cao tuổi rất dễ bị trầm cảm và trở thành một người gay gắt, không hoà hợp với con cháu, có khi bị bệnh mà không chịu phối hợp chữa trị. Do đó chăm sóc tâm lý và tinh thần còn quan trọng hơn nhiều so với chăm sóc sức khoẻ cho các cụ, tinh thần tốt thì sức khoẻ sẽ tốt lên theo.

Tế nhị khi chăm sóc người cao tuổi, không nên chăm sóc quá ký lưỡng các cụ sẽ thấy mình không có tác dụng gì mà chỉ như đứa trẻ. Lắng nghe các cụ nói, chia sẻ để hiểu hơn về các cụ, xin lời khuyên và yêu cầu các cụ giúp vài việc, tạo không gian riêng và phương tiện nghe nhìn riêng để các cụ thấy mình vẫn có ích, làm những điều các cụ mong muốn.

About The Author

Close