Thời tiết giao mùa cuối nên có sự thay đổi thất thường nóng lạnh đột ngột, cơ thể trẻ nhỏ thường dễ bị mắc một số bệnh thường dễ bị cảm cúm sổ mũi, bị ho hoặc bị sốt. Đôi khi thi thoảng đang đêm ngủ trẻ cũng có thể bị sốt, đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi nhiệt độ bị thay đổi mà cơ thể chưa kịp thích ứng. Vậy hạ số cho trẻ như thế nào là đúng chứ không phải làm một cách máy móc rạp khuôn là cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

ha-sot-cho-tre-1

Bản chất việc trẻ bị sốt có nguy hiểm?

Nhiệt độ cơ thể tăng quá cao có thể phá vỡ chuyển hoá bên trong tế bào, làm tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể. Chính vì vậy mà khi trẻ nhỏ sốt thì cha mẹ thường rất lo lắng, đặc biệt là trong các đợt bệnh cấp tính, họ cho rằng sốt sẽ làm tổn thương não bộ và có thể làm trẻ hôm mê.

Thân nhiệt cao trên 41,5 độ C đã được ghi nhận trong nhiều ca rằng có thể gây hại cho cơ thể bao gồm tổn thương não bộ.

Nhưng thân nhiệt tăng là hậu quả của việc tăng nhiệt độ cơ thể không có kiểm soát, trong khi đó sốt lại ngược lại là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể có kiểm soát. Nghĩa rằng là sốt là cách điều chỉnh lại ngưỡng nhiệt cho cơ thể có thể kiểm soát để thích ứng với nhiệt độ môi trường nên hiếm khi dẫn tới tình trạng là nhiệt độ cơ thể quá cao tới nỗi nguy hiểm. Do đó sốt không quá nguy hiểm như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ.

Tác dụng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt có tốt như chúng ta vẫn nghĩ.

Nếu đã nói rằng sốt không nguy hiểm thì việc chúng ta vẫn luôn cố gắng hạ sốt cho trẻ thì có mang lại lợi ích gì không khi đối chiếu với quan điểm bên trên. Một số lý do sau thường được đưa ra khi cha mẹ cho trẻ uống thuốc để hạ sốt.

ha-sot-cho-tre-2

Thứ nhất, hạ sốt để giảm các triệu chứng đi kèm theo sốt chứ không phải là điều trị việc sốt. Trẻ hay bị khó chịu và mệt vào lúc sốt nên bé sẽ ăn kém và ngủ không ngon. Bệnh nhiễm trùng ở trẻ gây ra đau phù nề và gây sốt, uống thuốc giảm sốt để hạ sốt và trong thuốc có thành phần giảm đau, giảm viêm nhiễm. Dùng thuốc hạ sốt lúc trẻ bị sốt có thể do tác dụng trên.

Nhiều người cho rằng uống thuốc hạ sốt để ngăn cơn co giật do sốt nhưng nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh thuốc hạ sốt không có tác dụng này, bởi sốt co giật là khởi phát từ lúc bắt đầu sốt.

Hai quan điểm trên đã bị bác bỏ thì lý do chính nào khiến chúng ta luôn cố gắng hạ sốt cho trẻ sẽ được làm rõ như sau:

Sốt là phản ứng tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, theo phương diện tiến hoá sốt còn làm tăng khả năng sống sót của cơ thể. Về mặt sinh học thì vi sinh vật bị bất lợi khi nhiệt độ cơ thể người trên 37 độ C. Đây là một điểm có lợi của sốt, nhưng không có nghĩa rằng ta không nên hạ sốt cho trẻ.

Nhưng quan điểm trên chỉ ra cho chúng ta thấy rằng không phải bất cứ khi nào trẻ bị sốt thì ta hạ sốt cho trẻ theo cách thông thường sẽ tốt. Tuỳ vào biểu hiện sốt của bé mà xử lý việc hạ sốt phù hợp. Nếu trẻ bị sốt nhưng không có biểu hiện mệt mỏi thì nên điều trị cho bé theo hướng khác chứ không nên theo cách thường là cho uống thuốc hạ sốt.

 

 

About The Author

Close