Tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở số 3 phố Lê Trực Thành phố Huế vào sáng ngày 6/12 đã mở triểm lãm giới thiệu tới công chúng 64 bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trước đây đã từng thuộc về Huế vừa quay lại cố hương. Những bảo vật này cực kỳ quý giá, hầu hết là các ấn kiếm, kim sách, mũ miện và thẻ bài biểu trưng cho quyền lực.

Triển lãm Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn ở Huế.

Khi vua Bảo Đại thoái vị vào tháng 8/1945 thì triều Nguyễn đã giao hầu hết các báu vật còn lại của vương triều cho chính phủ lầm thời với khoảng hơn 2500 món đồ, được bảo quản đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ. Riêng bộ ấn kiếm tượng trưng cho quyền lực của vua và kim ấn Hoàng đế chi bảo cùng chiếc chuôi vàng nạm ngọc thì bị lọt vào tay người Pháp do sơ suất trong bảo vệ.

Vào năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giao toàn bộ hiện vật quý giá vương triều Nguyễn chp Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Trong số hiện vật có cả 85 chiếc ngọc tỷ, kim bảo được chế tác ở thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-1

64 bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cực kỳ quý giá trong số 2500 cổ vật đã xa quê hương 71 năm đã vầ Huấ và lần đầu ra mắt mọi người trong triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn”. Triển lãm có sự phối hợp của Trung tâm Bảo tốn Di tích cố đô Huế và Bảo tàng lịch sử quốc gia.

bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-6

Cổ vật được chia thành 4 nhóm, nhóm quan trọng nhất là sưu tập các biểu tượng quyền lực như ấn, kiếm, thẻ bài, mũ miện, riêng ấn kiếm được coi là trọng khí quốc gia, là vật bảo chứng cho sự hiện diện của các mệnh lệnh và xác nhận ý chí của vua triều Nguyễn. 3 nhóm cổ vật còn lại là những đồ thờ cúng và lễ nghi (đài thờ, đỉnh trầm, mâm bồng,…), văn phòng tứ bảo (nghiên, bút, ống bút, chặn giấy,…), đồ dùng sinh hoạt (bát, dĩa, thìa, bộ trà cụ, trầu cau, lồng ấp,…). Vật liệu chế tác đều là vàng bạc đá quý, đồi mồi rất có già trị, hình dáng chế tác tinh xảo.

bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-2bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-2

Cuộc triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn”  số lượng lớn các bảo vật thiêng liêng của triều Nguyễn ra mắt người dân và du khách. So với hai cuộc triển lãm trước đó là “Trang sức cổ Việt Nam” và “Kim bảo, kim sách triều Nguyễn” được tổ chức ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì cuộc triển lãm này có những rất nhiều những cổ vật quý xa quê đã lâu này mới có cơ hội để chiêm ngưỡng.

bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-3

Lần đầu tiên Huế đón nhận lượng lớn những bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trở về như vậy, có những báu vật là “khí cụ quốc gia”, thậm chí các quan đại thần cũng ít khi được trông thấy như bảo tỷ. Bảo tỷ được truyền từ đời này qua đời khác là vật tượng trưng cho tính chính thống của quyền lực hoàng quyền vua triều Nguyễn.

bao-vat-hoang-cung-trieu-nguyen-4

Các loại kim ấn, bảo tỷ và kim sách cùng những đồ vằn phòng tứ bảo hay vật dụng sinh hoạt ẩm thực cung đình được chế tác kinh xảo và xa hoa từ những vật liệu quý hiếm vàng, bạc, ngọc, đồi mồi,…TÍnh thẩm mỹ của mỗi bảo vật cho thấy đời sống tinh thần phong phú của các vị vua triều Nguyễn.

About The Author

Close