Sai lầm khi mua sắm: luôn mua những thứ không cần thiết.
Quản lý tài chính là vấn đề quan tâm của mọ người, chi tiêu sao cho hiệu quả và đúng mục đích là điều luôn cần chú ý và kiểm soát. Những sai lầm khi mua sắm là luôn mua những thứ không thực sự cần làm thất thoát tài chính, cùng tìm hiểu những nội dung sau và xem cách giải quyết những sai lầm này.
Hiệu ứng Diderot với những sai lầm khi mua sắm.
Mua một đồ vật mới, sau đó thấy nó không ăn nhập với những đồ cũ và thấy cần thiết phải thay thế toàn bộ vì chúng không còn thú vị là tình huống mà nhiều người mắc phải. Để nâng cấp mọi thứ mình đang sở hữu mà bị thất thu tài chính là biểu hiện đặc trưng của hiệu ứng Diderot.
Thuật ngữ hiệu ứng Diderot đặt theo tên một nhà Triết học người Pháp ở thế kỉ 18. Diderot có cuộc sống khó khăn cả cuộc đời, khi con gái sắp lấy chồng mà ông không có tiền sắm đồ cho con, Nữ hoàng Nga đã giúp đỡ tài chính cho ông bằng cách mua lại thư viện của ông với giá 1000 bảng Anh. Có tiền rồi ông đi mua một chiếc áo thật đẹp, nhưng mua về lại thấy những đồ dùng của mình quá cũ kỹ, ông đã bỏ tiền mua rất nhiều đồ dùng mới cho hợp với chiếc áo, rồi ông hết tiền và lâm vào nợ nần.
Nạn nhân của hiệu ứng Diderot rơi vào vòng xoáy mua sắm, họ cứ muốn sắm nhiều thứ hơn nữa để thấy thoả mãn mà không kiểm soát được số tiền mình có.
Từ hiệu ứng trên, người mua hàng cần phải tỉnh táo khi mua sắm, không có gì sai khi mình mua những mặt hàng yêu thích nhưng sẽ vô cùng sai lầm khi ta mua hết tiền của mình và lâm vào nợ nần.
Hai tác giả James Clear và Joshua Becker đã phân tích hiệu ứng Diderot và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn những sai lầm tiêu dùng như trên.
Biện pháp chi tiêu hợp lý để không mắc sai lầm khi mua sắm.
-
Trước khi mua sắm cần phải phân tích và dự đoán số chi phí mình cần bỏ ra trên tổng số tiền mình có.
- Không tiếp xúc với quảng cáo và các trang mua sắm, hạn chế đến trung tâm thương mại. Những nơi này rất hay gợi nhắc và kích thích các nhu cầu mua sắm.
- Không cần làm mới toàn bộ mỗi khi mua đồ gì mới, hãy mua món đồ phù hợp với các đồ sẵn có của bản thân hiện tại.
- Nên đặt giới hạn cho mình, mỗi tháng chỉ dành bao nhiêu ngân sách cho mua sắm cần lên kế hoạch chi tiết.
- Mua được một đồ mới thì nên bán đi đồ cũ để hạn chế đồ đạc tăng thêm.
- Nhiều đồ không cần mua mới mà có thể mượn hoặc thuê để tiết kiệm chi phí.
- Không mua theo cảm xúc vào những lúc buồn hoặc vui quá, vì lúc này bạn sẽ khó để kiểm soát được chi tiêu của mình.
Trên đây là những phương pháp hiệu quả để ngăn bản thân trở thành những nạn nhân của hiệu ứng Diderot. Ham muốn của con người là vô cùng, luôn lý trí và nhắc nhở bản thân mỗi khi mua sắm.