Phòng ngừa ngộ độc ở trẻ em với thực phẩm thủy-hải sản như thế nào?
Thủy hải sản là thực phẩm nằm trong nhóm những loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngộ độc nhất cho trẻ nhỏ dù cho nó là thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất bổ ích cao. Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thủy-hải sản là vấn đề quan tâm của nhiều bậc cha mẹ, nội dung sau đây sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng để giúp phòng ngừa ngộ độc ở trẻ với thực phẩm thủy-hải sản hiệu quả.
Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân để phòng ngừa ngộ độc ở trẻ em.
Thủy hải sản là thực phẩm dinh dưỡng có nhiều protein, axit béo tốt như omega-3, can xi, chất béo tốt, vitamin,…rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều trẻ em có cơ địa nhạy cảm khi ăn thủy-hải sản thường dễ bị dị ứng và ngộ độc, chúng ta cần biết triệu chứng và nguyên nhân bệnh để phòng ngừa ngộ độc ở trẻ.
Khi trẻ ăn thủy-hải sản và có các triệu chúng mẩn, ngứa, nổi mề đay, ngứa mắt, sổ mũi, khó thở, tụt huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy thì có nghĩa là trẻ đang bị dị ứng. Nhiều cha mẹ thấy con có triệu chứng như trên thường nghĩ do trẻ ăn thức ăn lạnh mà không biết trong hải sản có độc tố dị ứng với cơ thể trẻ.
Hải sản đều có thể nhiếm khuẩn kể cả cua, ốc, cá,… nước mặn vì có nhiều vi khuẩn ưa mặn sống trong nước biển nên chúng ta đừng bao giờ cho rằng cá nước mặn sẽ ít vi khuẩn hơn cá nước ngọt. Có loại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thường gây ra các vụ ngộ độc thức ăn với hội chứng là tiêu chảy nhẹ hoặc tiêu chảy ra phân có máu, kèm theo đau bụng và sốt nhẹ.
Hải sản chứa nhiều độc tố từ các loại tảo, rong rêu, ví dụ như độc tố tảo phycotoxins có nhiều ở các rạn san hô thường có trong những hải sản thân mềm như cua, tôm, ốc, nghêu, sò gây nguy hiểm cho con người. Những độc tố này không gây nguy hiểm cho bản thân các sinh vật biển nhưng lại gây ngộ độc khi người ăn phải, chúng không phân hủy độc tố khi đun nấu nên sẽ khiến người trúng độc bị tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, liệt cơ, mất trí nhớ.
Trong hải sản còn có thể chứa các kim loại nặng như thủy ngân, asen do ô nhiễm môi trường gây ra. Chất độc thường đọng lại ở tầng đáy hình trong lớp bùn dày nên nó thường có trong thịt của các động vật sống ở dưới bùn như nghê, sò, ốc, hến. Cá to còn nhiễm độc nặng hơn vì chúng thường tích lũy thức ăn, nhất là cá thu lớn, cá kình, cá kiếm, cá mập,…
Thực phẩm thủy-hải sản không được chế biến kỹ, không nấu chín cúng có thể gây ngộ độc khi ăn. Do đó nhiều đứa trẻ có cơ địa không thích ứng được với một số loài sản như tôm, cua, ốc, mực vì bị dị ứng ngộ độc.
Thịt cá, hải sản có hàm lượng ure cao quá ngưỡng cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, triệu chứng là đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy rất nguy hiểm.
Phòng ngừa ngộ độc ở trẻ khi ăn thủy hải sản bằng cách nào?
Muốn phòng ngừa ngộ độc ở trẻ em khi ăn thủy hải sản cần ghi nhớ những điều sau:
- Khi mua hải sản tươi sống thì tranh mua từ vùng bị ô nhiễm môi trường nặng vì thịt của chúng đã bị ngấm nhiều chất độc.
- Không ăn hải sản đã chết vì nhiều loại khi chết thì cơ thể chúng sẽ tiết ra độc tố.
- Không mua những thủy-hải sản có màu sắc khác thường với cá cùng loài, vì những loài cá sống ở vùng nước ô nhiễm thường màu sắc da khác đi.
- Ăn cá khi còn tươi, bỏ nhanh nội tạng cá để vi khuẩn không thấm vào thịt cá.
- Phòng ngừa ngộ độc ở trẻ khi ăn hải sản bằng cách nấu xong cho trẻ ăn ngay, sau hai giờ thì cần đun lại, không cho trẻ ăn đồ nguội.
- Với những trẻ có cơ địa bị dị ứng thủy-hải sản khi ăn thì trước khi ăn một món gì nên nếm 1 ít trước, nến từ từ, có biểu hiện bị dị ứng thì dừng ngay.
Trên đây là những cách phòng ngừa ngộ độc ở trẻ em khi ăn thủy-hải sản mà các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh cho trẻ bị ảnh hưởng xấu và nguy hiểm tới sức khỏe.