Nhiều người coi nhẹ bệnh sốt xuất huyết nên khi bị mắc bệnh đã tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà không ý thức được rằng điều đó có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây tai biến thuốc và làm mất thời cơ chữa bệnh tốt nhất. Các loại thuốc không được mua cho người bị bệnh sốt xuất huyết gồm thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh.

Thuốc hạ sốt, giảm đau không được dùng cho người sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có triệu chứng là bệnh nhân bị sốt cao tới 39-40 độ C rất đột ngột, đầu đau và nổi nan xuất huyết. Khi người nhà hoặc bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt về uống có thể giúp hạ sốt nhưng lại tăng nguy cơ xuất huyết, bệnh sẽ nặng hơn, khó chữa hơn. Tuyệt đối không mua các loại thuốc giảm đau hạ sốt sau cho người sốt xuất huyết uống:

sot-xuat-huyet-1

Aspirin:

  • Loại thuốc hạ sốt giảm đau phổ biến nhất có thể hạ sốt giảm đau, chống viêm không teroid và ức chế tập kết tiểu cầu. Loại thuốc này không được dùng cho người có nguy cơ chảy máu hay có bệnh dễ chảy máu, trong khi đó thuốc aspirin ức chế tập kết tiểu cầu và chống đông máu.  Sốt xuất huyết do virut Dengue từ muỗi lây truyền sang làm rối loạn đông máu, cơ thể dễ bị chảy máu xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, nguy hiểm hơn là xuất huyết nội tạng.
  • Dùng aspirin cho người sốt xuất huyết làm tăng nguy cơ chảy máu, bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết dạ dày nguy hiểm tới tính mạng. Không chỉ vậy nó còn gây các dụng phụ như khiến người bệnh nôn, buồn nôn, khó tiêu, đua dạ dày, loét dạ dày, ợ nóng,..

sot-xuat-huyet-2

Paracetamol:

  • Thuốc này thường được dùng để uống nhằm hạ sốt khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, song sốt xuất huyết thường sốt cao nên rất khó hạ trong các ngày đầu tiên. Nhiều người thấy uống không hạ sốt thì tăng liều lượng lên hoặc hạ sốt thêm bằng các đường khác như đặt hậu môn dẫn tới bệnh nhân bị quá liều thuốc.
  • Paracetamol tương đối không độc khi điều trị, nhưng nếu quá liều thì chất chuyển hóa của paracetamol là N-acetyl-benzoquinonimin lại gây độc nặng cho gan, gan bị tổn thương và suy giảm chức năng. Thương tổn gan khi bị quá liều cấp tính (trên 10g) có thể gây chết người.
  • Paracetamol còn làm nặng thêm sự rồi loạn đông máu khi chức năng gan suy giảm. Do đó chỉ cho bệnh nhân sốt xuất huyết uống đúng liều lượng thuốc trên hướng dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Không cho bệnh nhân sốt xuất huyết uống thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết vì bệnh này do virut gây ra, kháng sinh không thể diệt được virut. Nhiều người cho rằng khi sốt thì cần uống thuốc hạ sốt và kháng sinh kèm theo nhưng sự thực là thuốc này chỉ dùng khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, để kết luận có bị nhiễm trùng không còn do bác sĩ khám và chỉ định thuốc.

Vì thế bệnh nhân sốt xuất huyết không nên dùng kháng sinh vì nó không có tác dụng chữa được bệnh, chỉ phí thuốc, ngoài ý muốn còn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

sot-xuat-huyet-3

Một vài người cơ cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với kháng sinh. Nếu những người như vậy bị sốt xuất huyết cho uống kháng sinh sẽ bị mắc thêm chứng dị ứng thuốc thì điều trị bệnh sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.

Dùng kháng sinh thường là 5-7 ngày hoặc thậm chí 10 ngày, thuốc không ảnh hưởng tới bệnh nhưng tự bản thân căn bệnh lại gây ra các diễn tiến như tràn dịch màng phổi, rối loạn đông máu, xuất huyết nội tạng,…gây mất máu hoặc khó cầm máu nguy hiểm tính mạng.

Nhiều người tự mua thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà gây những biến chứng nặng nề, để lại hậu quả khó khắc phục có thể bị tử vong. Khi chữa không khỏi mới tới bệnh viện điều trị thì bệnh đã nặng và qua thời điểm cứu chữa kịp thời nhất, việc điều trị sẽ phức tạp và vất vả, thời gian lâu, chi phí nhiều.

About The Author

Close