Vì sao bạo lực học đường ngày càng lan rộng lan rộng?
Hiện tượng bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề đau đầu cho toàn xã hội, ngày nay học sinh không còn chỉ xảy ra vài vụ học sinh đánh nhau nhỏ lẻ mà là xảy ra hoàng loạt vụ đánh hội đồng khiến học sinh đòi tự tử vô cùng xót xa. Bạo lực học đường xảy ra ở khắp các vùng miền, từ mẫu giáo tới cấp 3 khiến dư luận phẫn nộ, điều đáng nói là vì sao bạo lực lại lan rộng như vậy?
Bạo lực học đường xảy ra phổ biến, gây hậu quả nặng nề cho nhiều học sinh.
Gần đây ở trên báo chí, các trang tin điện tử tới các trang mạng xã hội liên tục đưa tin về các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra. Bạo lực lặp đi lặp lại và phổ biến ở nhiều vùng miền, các em học sinh đi học phải tiếp xúc với bạo lực ngay trong môi trường trường học.
Vài tuần gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường đình đám nổ, bình luận về vấn đề này Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An đã có những ý kiến sau:
Bạo lực xảy ra phổ biến trong học đường, ngành giáo dục phải vào cuộc để bạo lực không tiếp tục lan rộng nữa. Tình trạng học sinh túm tóc đánh nhau, dùng dép tát vào mặt bạn, rồi lột đồ, sỉ nhục bạn bằng cách quay video…xảy ra đủ kiểu ở mọi nơi. Điều này đặt ra vấn đề là nhà trường quản lý học sinh của mình thế nào mà tình trạng này không được dẹp bỏ mà ngày càng lan rộng. Hơn nữa không chỉ xảy ra bạo lực giữa học sinh với nhau mà còn xảy ra giữa phụ huynh với học sinh.
Trách nhiệm đối với vấn đề này thuộc về nhà trường, gia đình và cả xã hội. Nhà trường phải giáo dục lòng yêu thương và nhân cách cho trẻ như thế nào, gia đình thì thiếu kỹ năng với trẻ, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phải vào cuộc mạnh mẽ hơn.
Ví dụ như vụ học sinh tự tử vì bị phụ huynh bắt nạt ở Yên Bái không chỉ là việc đau lòng mất con của gia đình học sinh, nó gây ra hiềm khích và thù hằn, chia rẽ cộng đồng. Nếu các bên liên quan tìm hiểu rõ từ đầu thì đã không xảy ra tình trạng đáng tiếc trên.
Biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường.
Giải quyết tận gốc vấn đề phải tháo gỡ từ nút thắt của nó và bằng giáo dục, cần cân đối giáo dục kiến thức và nhân cách cho học sinh. Khi đưa ý kiến về việc ngăn chặn bạo lực và giáo dục nhân cách cho các em thì bà Bùi Thị An cho rằng:
- Nên giảm tải kiến thức trong chương trình học, bù lại cho các em thời gian chơi, học tập thể thao và các hoạt động khác. Điều này giúp kéo các em ra khỏi các cạm bẫy trên mạng.
- Giúp các em xây dựng ý thức cộng đồng tốt, nhân cách tốt.
- Bộ giáo dục cũng đang thay đổi toàn diện ngành giáo dục, nên cần kiến quyết xem lại vấn đề giáo dục nhân cách.
Ngành giáo dục đã triển khai nhiều chương trình giáo dục lối sống và phát triển nhân cách cho học sinh trong nhiều năm nhưng vẫn có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Trách nhiệm này khoong thể đổ lỗi cho giáo dục hoàn toàn, nhưng giáo dục mà hiệu quả thì đi đâu học sinh cũng có nhân cách tốt chứ không phải chỉ tốt bên trong trường hay trước mặt người dạy dỗ.
Nói chung tình trạng bạo lực học đường là phần ảnh hưởng xấu bởi sự quản lý của nhà trường, gia đình khiến các em tiếp xúc nhiều thông tin không tốt, những trò tiêu khiển không lành mạnh. Gia đình và nhà trường nên định hướng cho các em được tham gia nhiều hoạt động xã hội, chơi thể thao lành mạnh thì sẽ không còn thời gian để tham gia những trò tiêu khiển tiêu cực nữa.