Cách cạo gió chữa cảm lạnh bắt nguồn từ dân gian đã được dùng để chữa bệnh rất lâu năm qua hàng ngàn thế hệ. Cạo gió đơn giản mà có tác dụng rất tốt giúp cơ thể sảng khoái dễ dịu, đẩy lùi các chứng mệt mỏi thân thể, đau đầu, nặng người, nhất là người bị cảm lạnh. Cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cạo gió qua nội dung sau.

Cách cạo gió chữa cảm lạnh.

Cạo gió là phương pháp dân gian dùng nhanh khi không có phương tiện chữa trị, nhất là trong trường hợp khẩn cấp, cách xa cơ sở y tế. Cách cạo gió chữa cảm lạnh là phải cạo đúng bộ phận trên cơ thể, đúng cách, dùng đúng dụng cụ sẽ hiệu quả ngay lập tức.

cao-gio-chua-cam-lanh-1

Dụng cụ để cạo gió: đồng tiền bằng bạc, chín nhỏ có miệng tròn, nhẫn bạc, muôi, lược,…có cạnh hình cung và nhẵn nhụi là cạo được. Hiện nay thì cách phổ biến là lấy vật dụng cạo bằng sừng trâu có thể thông khí huyết.

Các bộ phận thường cạo gió chữa cảm lạnh: Trên lưng thì cạo hai bên xương sống từ vai tới thắt lưng, dọc theo xương sống thân trên, cạo ở dọc theo cánh tay mặt trước, cạo trong lòng bàn tay. Cạo gió giúp giải lạnh trong người (giải hàn), giảm nhiệt và bệnh nhân đỡ hơn. Nếu bệnh nhân ho và ngứa cổ thì cạo dọc theo xương mỏ ác ở ngực, đau đầu nữa thì cạo dọc từ sau gáy xuống cổ, dọc hai bên mang tai.

Cách cạo gió: Bôi dầu gió lên bộ phận cần cạo rồi cạo từ trên xuống dưới (có thể dùng các loại dầu thường bôi trị ho trị cảm). Cánh tay và ngực dùng lực nhẹ hơn ở lưng, cũng nên căn cứ vào sức chịu đựng của người bệnh mà dùng lực vừa phải.Cạo gió xong nên uống nhiều nước nóng cho ra mồ hôi.

cach-cao-gio-chua-cam-lanh-2

Trình tự khi cạo gió chữa cảm lạnh: Bôi dầu lên bề mặt da của vị trí cần cạo gió, cầm vật cạo ở góc 90 độ rồi cạo miết trên da. Cổ lưng và bụng, tay chân cạo từ trên xuống; ngực cạo từ trong giữa ra ngoài, vật cạo miết đều lên da. Mỗi chỗ cạo tầm 3 phút là đủ, da sẽ đỏ tím lên. Cùng một chỗ cạo thì thời gian nên cách nhau khoảng 3 ngày trở lên để vết cạo lần trước kịp tan hết.

Khi cạo gió chữa cảm lạnh cần cho người bệnh nằm ở nơi kín gió, mùa đông thì giữ ấm, mùa hè thì không được bật quạt. Khi vết cạo nổi lên vết đỏ tím thì không được tắm hay động nước lạnh, hãy uống một cốc nước nóng cho ra mồ hôi. Không cạo gió ở trên những phần da bị lở loét, trên bụng phụ nữ có thai, người có da quá nhạy cảm  hay người bị bệnh khó đông máu. Khử trùng kỹ dụng cụ cạo gió để tránh nhiễm trùng da khi cạo, chú ý lực cạo không được quá mạnh gây tổn thương da, cũng không được quá nhẹ sẽ không có tác dụng.

 

About The Author

Close