Đông về thời tiết thay đổi, mùa đông nước ta còn mang đặc điểm gió mùa nhiệt đới và gió đông bắc đan xen nên thời tiết chuyển đổi thất thường giữa lạnh ẩm và lạnh khô. Tình hình này cộng với rét buốt dễ biến da bị mắc một số căn bệnh chư chàm, vảy nến, á sừng, khô da,… Sau đây là một số bệnh ngoài da thường mắc ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

Bị ngứa da do trời lạnh.

Ngứa lâm râm vào buổi tối và đêm, khi trời càng lạnh xuống thì càng ngứa dữ dội là biểu hiện của bệnh ngứa da do lạnh. Thậm chí khi đi ngoài đường vào sáng sơm là lúc thời tiết lạnh buốt trẻ cũng hay bị ngứa ở đùi và tay chân. Khi không bị mắc các bệnh về viêm da như mề đay, vảy nên,…thì ngứa da khi lạnh là do sự điều tiết mồ hôi và bài tiết bã qua da bị hạn chế nên da bị khô. Nếu thời tiết bình thường thì da tiết ra các acid organic cùng mồ hôi giúp gia giữ ẩm và đàn hồi, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm, bụi bẩn. Trời lạnh không đổ mồ hôi được nên da khô bị ngứa.

benh-ngoai-da-tre-thuong-mac-vao-mua-dong-1

Bệnh này do thời tiết không chữa dứt điểm được, thời tiết bớt lạnh là bệnh cũng sẽ đỡ. Không gãi mạnh làm trầy xước da càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm da. Nên vệ sinh da cẩn thận bằng cách tắm rửa thường xuyên cho da thong thoáng, sau đó bôi kem dưỡng ẩm cho da sẽ đỡ ngứa.

Viêm da cơ địa (chàm sữa ở trẻ)

Bệnh này có triệu chứng là khô da chân, mặt, tróc vảy và đỏ lên, trời lạnh càng bị nặng hơn. Bệnh thường  gặp ở người bị dị ứng và hen suyễn. Bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, gọi là chàm sữa, ban đầu da trẻ bị các nổi ban thành mảng hồng rồi sần ra mụn nước đóng tróc vảy trên má, cằm, đầu trán. Một số trẻ bị nặng thì lan tới mặt, dưới cánh tay, khuỷu tay, thân mình, tứ chi. Chàm sữa kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ thành chàm thể tạng.

Để hạn chế phát bệnh nên giữ ấm cơ thể, ăn đủ chất, không tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa. Veejsinh da sạch sẽ cho bé sau khi ăn uống. Mặc đồ từ vải cotton thông thoáng cho da, không mặc đồ chật, thực hiện biện pháp để khi ngứa trẻ không tự cào cơ thể (cắt móng tay chân, đeo bao tay bao chân).

Bị vảy nến da.

Biểu hiện của bệnh là da bị các dát đỏ có vẩy trắng dày trên bề mặt, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong như nến. Bệnh gây tổn thương da và ngứa ngáy rất khó chịu, dễ gặp ở đầu gối. khuỷu tay, mông, vùng xương cùng, rìa tóc, bệnh nặng có thể lan ra toàn thân.

benh-ngoai-da-tre-thuong-mac-vao-mua-dong-2

Biến chứng của vảy nến lâu năm có thể gây viêm, biến dạng khớp xương rất nguy hiểm. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ăn đủ dưỡng chất và ăn nhiều rau để tăng sức đề kháng cho da và bổ sung vitamin. Không tiếp xúc với các chất độc hại, không dừng thuốc khi thấy đỡ mà cần uống và bôi tiếp cho tới khi khỏi hẳn.

Trên đây là 3 căn bệnh vê da thường mắc ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên chú ý giữ gìn sức khoẻ cho trẻ vào mùa đông, nhất là vệ sinh da, không thể vì lạnh không ra mồ hôi mà không lau rửa sạch sẽ.

About The Author

Close