Bệnh nhân suy thận lọc máu cần tuân thủ nghiêm ngặt 5 quy tắc dinh dưỡng sau đây để giúp cho tình trạng bệnh không nặng hơn. Khi chăm sóc dinh dưỡng đúng thì sẽ giảm tần suất và tăng hiệu quả của các biện pháp thay thế thận, tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì với người bị suy thận thì biện pháp lý tưởng nhất chỉ có ghép thận mới thì mới có tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận.

Người suy thận hạnh chế ăn thức ăn nhiều protein: Bệnh nhân suy thận lọc máu theo chu kì hay lọc màng bụng nên cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều protein như  thịt nạc, trứng, tôm,…vì nó sẽ chuyển hóa thành ure và creatinin gây độc cho cơ thể khi tăng cao. Ure quá cao sẽ dễ bị hội chứng ure huyết cao, biểu hiện đau đầu, nôn và xuất huyết dạ dày.

nguoi-suy-than-1

Hạn chế thức ăn nhiều phospho: Phospho trong máu tăng cao sẽ khiến người bị suy thận mất đi lượng canxi và làm loãng xương, vì họ không có khả năng đào thải phosphor ra khỏi cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều phospho như sữa, đậu, ngũ cốc chưa xay, gạo lứt, bia, cocacola,…

Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối: Thận không bài trừ được muối qua nước tiểu nên người bị suy thận sẽ bị tích nước và phù lên khi ăn nhiều muối, cơ thể huyết áp tăng, phổi phù cấp. Biểu hiện như đau đầu, nôn mửa, nặng hơn là hôm mê tử vong. Ăn nhiều muối làm khát nước khiến bệnh nhân uống nhiều nước, cơ thể thừa nước phải chạy thận nhân tạo nhiều hơn. Bệnh nhân suy thận nên ăn muối dưới 1500mg/ngày.

nguoi-suy-than-2

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều kali: Tăng kali trong máu dễ gây biến chứng hàng đầu ở người suy thận. Lượng kali bình thường dao động tầm 3,5-4,5 mmol/l, thận điều chỉnh và thải qua nước tiểu nếu lượng kali bị thừa, song người suy thận lại không có khả năng làm được điều đó, bệnh nhân có thể bị tử vong do loạn nhịp tim. Thức ăn nhiều kali như chuối, đu đủ, thực phẩm đóng hộp,…

Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể: Người suy thận phải lọc máu cần điều chỉnh lượng nước vào cơ thể cẩn thận. Người bình thường nước vào cơ thể qua thức ăn, nước uống khoảng 3 lít, mất đi khoảng 2 lít qua nước tiểu và mồ hôi, phân và hơi thở. Trong khi người suy thận không thải nước được tự do, không có khả năng bài tiết qua nước tiểu nên lượng nước sẽ dồn ứ trong cơ thể, nên cứ 3-4 ngày phải chạy thận 1 lần để bỏ lượng nước thừa ra ngoài.

nguoi-suy-than-3

Nếu không kiểm soát được việc đưa nước vào cơ thể có thể gây tăng huyết áp, khó thở, phù da, tràn dịch khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim,…rất nguy hiểm. Kiểm soát lượng nước vào cơ thể người suy thận bằng cách hạn chế uống nước, đánh gái lượng nước thừa hàng ngày để biết đường điều chỉnh.

About The Author

Close